Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 23-26/11/2023

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Hôm nay, 26/11/2023, Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua,

Đấng được bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu Năm A cho thấy vương quyền "toàn quyền trên trời dưới đất" (Mt. 28:18) của Người như sau:

"Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. 

Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. 

Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái." (Mt 25:31-32)

Nếu con người nói chung và những con người gây chiến hiện nay, bất chấp sự sống cao quí của tha nhân, đồng hương hay đồng loại,

nhận ra Đấng làm chủ lịch sử loài người, họ có dám tiếp tục âm mưu gây chiến để đạt tham vọng chính trị và lòng căm phẫn hận thù?

Họ có biết rằng khi kết thúc lịch sử bất khả tránh mà họ chỉ là những tên hề múa may quay cuồng một thời gian ngắn ngủi trong thời điểm của họ,

họ cũng chỉ là một cá nhân trong "muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê."

Thật ra việc "Người sẽ phân chia" đây bằng chính sự hiện diện của Người là Chân Lý tràn đầy Tình Yêu vô cùng nhân hậu như vị mục tử nhân lành,

và trước sự hiện diện của Chân Lý là Tình Yêu này mà, cho dù Người chưa lên tiếng xét xử, ai cũng tự biết vị trí của mình ở bên phải hay bên trái của Người mà đứng vào.

Chính "vinh quang" được chiếu tỏa từ "trên ngai uy linh của Người" như "ánh sáng thật chiếu soi mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:9),

thấu vào tận cõi lòng của từng người, khiến họ không thể nào trốn lánh được nữa: "Ánh sáng đã chiếu soi trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng" (Gioan 1:5).

Với tất cả lòng tin tưởng nguyện cầu cho chung mọi người, nhất là cho những người anh em đang trở thành con tin của thần chết được "dẫn vào tất cả sự thật" (Gioan 16:13),

chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng mấy ngày qua ở những đường links sau đây:

GIÁO HỘI

ĐTC Phanxicô: Mỗi Kitô hữu, và mỗi người, nợ người nghèo món nợ tình yêu

Trước chuyến đi của Đức Thánh Cha tại Dubai nhân Hội nghị COP28

ĐHY Parolin: Tòa Thánh không bỏ qua việc lên án Hamas

ĐTC Phanxicô: Người Palestine và người Israel có quyền sống trong hòa bình, hai dân tộc anh em

Giáo hội Công giáo luôn nói không với chiến tranh và gần gũi với tất cả nạn nhân

ĐTC Phanxicô gặp 12 thân nhân của con tin Israel bị bắt giữ và 10 người thân của người Palestine ở Gaza

Đức Giáo Hoàng lắng nghe nỗi thống khổ của các gia đình con tin Israel tại Vatican

Các nữ tu Hoa Kỳ phục vụ hàng ngàn bữa ăn cho người nghèo nhân dịp lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)

Hội nghị đầu tiên về truyền thông của các nữ tu

Đức tin của Kitô hữu Ucraina thêm mạnh mẽ giữa chiến tranh

Câu chuyện của cha Peter Adamski: Từ doanh nhân trở thành linh mục

Câu chuyện đức tin của Marine Beauté

Giáo hội Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Hoà bình của Bán đảo Triều tiên lần thứ 8

2.600 linh mục Philippines tĩnh tâm: Giáo dân được mời gọi giúp linh mục nên thánh

Các Giám mục Scotland phê bình hướng dẫn mới của chính phủ về giáo dục giới tính

Hơn 400 giáo sĩ và học giả Do Thái viết thư cho ĐTC về tình hình ở Gaza

Đức Giáo Hoàng Francis ăn trưa cùng các phụ nữ chuyển giới

HIỆN THẾ

Xung đột Israel – Hamas: Thỏa thuận tạm ngừng bắn bốn ngày suýt tan vỡ

Hai người Palestine bị hành quyết, treo xác vì bị cáo buộc cộng tác với Israel

Nhóm con tin thứ nhì được phóng thích đã về đến IsraelGaza im tiếng súng và nước mắt đoàn tụ

Hamas hoãn thả thêm con tin Israel

Lệnh ngừng bắn sẽ thay đổi chiến sự Hamas - Israel ra sao?

Israel thả 39 người Palestine, bắt 17 người khác cùng ngàyNgày ''hưu chiến nhân đạo'' thứ hai: 39 tù nhân Palestine được Israel trả tự do

Israel tuyên bố chuẩn bị giai đoạn tiếp theo của chiến sự

Israel nóng lòng chờ hết thỏa thuận ngừng bắn

Các con tin Israel, Palestine trở về trong nghẹn ngào, vui mừng

Thủ tướng Qatar - người đứng sau thỏa thuận Israel - Hamas

Lý do Israel - Hamas nhất trí ngừng bắn

Đường hầm có phòng bếp, điều hòa dưới bệnh viện Gaza

Ông Putin bất ngờ mềm mỏng khi nói về cuộc chiến ở UkrainePutin gọi cuộc chiến Ukraine là ‘bị kịch’ phải chấm dứt 

Mê xem phim tội phạm, phụ nữ Nam Hàn giết người vì tò mò

Cựu cảnh sát từng ghì chết George Floyd 'bị đâm trong tù'

Hành khách ngáo đá cố mở cửa máy bay trên không

Mỹ giám sát chặt chẽ hàng điện tử nhập từ Việt Nam và Malaysia

Điều gì thực sự đã xảy ra vào Lễ tạ ơn đầu tiên?

Thái Lan bắt người phụ nữ Trung Quốc ăn xin kiếm tiền tỉ mỗi tháng

Vợ gốc Việt giúp chồng đắc cử Iowa, bị 52 tội gian lận bầu cử

Hơn một nửa số người từng bị COVID-19 vẫn còn triệu chứng sau 3 năm

Có nên lo ngại bùng phát một đại dịch mới từ Trung Quốc ?

Phát minh mới: Chế biến cỏ thành bột

ĐTC Phanxicô: Mỗi Kitô hữu, và mỗi người, nợ người nghèo món nợ tình yêu

Trong sứ điệp gửi đến hội nghị chuyên đề kỷ niệm 10 năm Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin Mừng) được Đức Thánh Cha ban hành, Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời gọi Giáo hội khôi phục niềm vui truyền giáo của các Kitô hữu tiên khởi và tập trung vào người nghèo khi loan báo Tin Mừng.

Vatican News

Đức Thánh Cha cho biết Tông huấn "Niềm Vui của Tin Mừng" đã tìm cách nói rõ rằng sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội và đời sống Kitô hữu của chúng ta "không thể không quan tâm đến người nghèo". "Toàn bộ con đường cứu chuộc của chúng ta được đánh dấu bởi người nghèo".

Đặt người nghèo ở trung tâm: yêu cầu của Tin Mừng

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Chúa Giêsu được sinh ra trong một chuồng bò, làm việc bằng đôi tay và đặt người nghèo và người bị tước đoạt "vào trung tâm trái tim của Người". Do đó, Giáo hội phải chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm tương đối hóa "thông điệp rõ ràng, trực tiếp, đơn giản và hùng hồn của Chúa Giêsu… bởi vì ơn cứu độ của chúng ta chính là ở đây".

Ngài nói: "Vì vậy, Đức Thánh Cha không thể không đặt người nghèo ở trung tâm. Đó không phải là chính trị, xã hội học hay hệ tư tưởng; đó đơn giản và hoàn toàn là yêu cầu của Tin Mừng". Ngài nói rằng những hệ quả thực tế của "nguyên tắc không thể thương lượng" này phải được thể hiện rõ ràng trong mọi tổ chức của giáo hội và từng cá nhân Kitô hữu. Bởi vì "Điều không ai có thể trốn tránh hay bào chữa cho mình là món nợ tình yêu mà mọi Kitô hữu - và tôi dám nói, mỗi con người - nợ người nghèo".

Giải quyết sự bất bình đẳng

Đức Thánh Cha tiếp tục chỉ ra rằng "Niềm Vui của Tin Mừng" kêu gọi các Kitô hữu giải quyết vấn đề mà ngài cho rằng nằm ở gốc rễ của nghèo đói và tệ nạn xã hội: sự bất bình đẳng. Ngài lặp lại lời kêu gọi xây dựng các cấu trúc xã hội mới và một não trạng mới nhằm lật đổ "quyền tự chủ tuyệt đối của các lực lượng thị trường và đầu cơ tài chính". Bởi vì "Nếu chúng ta không đạt được sự thay đổi về não trạng và cơ cấu này, chúng ta sẽ phải chứng kiến khí hậu, sức khỏe, tình trạng di cư, đặc biệt là bạo lực và chiến tranh ngày càng sâu sắc, gây nguy hiểm cho toàn bộ gia đình nhân loại, cả người nghèo lẫn người không nghèo, người hội nhập và người bị loại trừ".

Lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và trái đất

Kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu hãy lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo và trái đất, để chúng ta có thể hoàn thành sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình và sống như Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta. (CSR_4771_2023)